Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng


Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

I. Mở bài
- Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn...nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, tinh tế và lãng mạn. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung nét đặc sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến cũng là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Cả bài thơ là nỗi nhớ tha thiết của Quang Dũng hướng về những kí niệm không thể nào quên với miền Tây và trung đoàn Tây Tiến.Tám câu thơ được bình giảng nằm trong đoạn thứ hai của bài thơ. Đây là đoạn thơ tái hiện những ấn tượng sâu sắc về một đêm lửa trại và sau đó là nỗi nhớ của nhà thơ về cảnh và người miền Tây. Thông qua những kỉ niệm và nỗi nhớ ấy, Quang Dũng đã khắc họa sinh động vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của chiến sĩ Tây Tiến.

II. Thân bài
Nếu 14 câu đầu chủ yếu thể hiện sức mạnh hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến trong cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hiểm trở thì tới đoạn hai, qua những kỉ niệm ngọt ngào, tươi sáng, nhà thơ đã tập trung miêu tả nét hào hoa, nghệ sĩ trong tâm hồn những chàng trai Hà Thành lãng mạn, mộng mơ.
1. Bốn câu đầu: miêu tả những ấn tượng sâu sắc, những cảm nhận tinh tế của chiến sĩ Tây Tiến về một đêm lửa trại nơi trú quân giữa một bản làng nào đó ở miền Tây.
b. Bốn câu sau:
Tới đoạn thơ sau, những hoài niệm rực rỡ và sống động về một đêm lửa trại đã được thay bằng những bâng khuâng xa vắng trong nỗi nhớ mênh mông da diết về cảnh sắc, con người miền Tây.

III. Kết luận
- Đoạn thơ đã sử dụng những từ ngữ đặc biệt có giá trị biểu hiện và biểu cảm như: bừng, hồn lau, đong đưa...Bút pháp thi trung hữu họa và thi trung hữu nhạc đã đem đến chất nhạc, chất họa đặc sắc cho đoạn thơ với những câu thơ tái hiện sinh động một không gian huyền ảo với những đường nét thi vị, tràn ngập âm thanh, lung linh ánh sáng...; những câu thơ khi rạo rực hân hoan, khi bâng khuâng xa vắng, khi mơ mộng bồng bềnh...
- Bút pháp lãng mạn đậm nét đã khắc họa vẻ đẹp thơ mộng của cảnh và người miền Tây qua cảm nhận của những người lính phong trần có tâm hồn nghệ sĩ. Giữ được tâm hồn mộng mơ lãng mạn ngay trong những năm tháng gian truân vất vả không chỉ thể hiện nét đẹp hào hoa mà còn là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh hào hùng giúp các anh chiến đấu và chiến thắng. Những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp toàn vẹn cho chân dung người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng

Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết
Hocmai.vn

Đăng nhận xét

 
Top