Luyện thi đại học: Phân tích đoạn thơ từ câu 25 đến câu 42 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu


Nhớ gì như nhớ người yêu 
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương 
Nhớ từng bản khói cùng sương 
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. 
Nhớ từng rừng nứa bờ tre 
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy 
Ta đi, ta nhớ những ngày 
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi... 

Thương nhau, chia củ sắn lùi 
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng 
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng 
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô 
Nhớ sao lớp học i tờ 
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan 
Nhớ sao ngày tháng cơ quan 
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. 
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều 
Chày đêm nện cối đều đều suối xa... 

I. Mở bài
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại. Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như song hành với các giai đoạn đấu tranh cách mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ tình- chính trị đậm nét. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp; Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ đã thể thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách thơ Tố Hữu.
- Đoạn thơ phân tích thuộc phần đầu của bài thơ Việt Bắc, từ câu 25 đến câu 42, trong đó nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến.

II. Thân bài
1. Trong 6 câu thơ đầu (câu 25- 30): nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi với những vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc.
2. 12 câu tiếp (Câu 31- 42 ): Thấp thoáng hiện ra trong bức tranh rừng núi ở đoạn trên, đến đoạn thơ sau, người Việt Bắc đã trực tiếp xuất hiện qua những hoài niệm xúc động về cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến.

III. Kết luận
Đây là đoạn thơ mang giọng điệu trữ tình đằm thắm, vừa như những lời ru êm ái của ca dao, vừa mang âm điệu ngọt ngào của những bản tình ca. Cả đoạn thơ là nỗi nhớ về bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đẹp thơ mộng, về những sinh hoạt thường nhật trong cuộc sống kháng chiến, sự gắn bó thân thiết, tinh thần đồng cam cộng khổ giữa đồng bào Việt Bắc với cán bộ, bộ đội cách mạng. Cuộc sống kháng chiến hiện lên trong những kỉ niệm sâu sắc của những con người đã cùng nhau chia sẻ vui buồn, cùng nhau gánh vác nhiệm vụ chung, cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách, vì vậy mà khi chia xa, tình nghĩa càng sâu nặng, nỗi nhớ càng tha thiết. Đoạn thơ đã góp phần thể hiện cảm hứng chung của bài thơ, cũng khắc họa sâu đậm hơn những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

Hocmai.vn

Đăng nhận xét

 
Top