Bài giảng: Đời thừa - Nam Cao


A.Khái quát
1. Tác giả
2. Tác phẩm

B. Tìm hiểu bài.

I. Phân tích bi kịch văn chương của nhân vật Hộ

1. Hộ có những phẩm chất đẹp đẽ của một nhà văn chân chính
1.1. Hộ có niềm đam mê mãnh liệt với văn chương
1.2. Không chỉ mê văn, Hộ còn có hoài bão cao đẹp với văn chương, coi văn chương là lẽ sống, là lí tưởng của cuộc đời mình.
1.3. Hộ cũng đồng thời là một nhà văn có lương tri nghề nghiệp
Đam mê văn chương, có những hoài bão cao cả, có niềm khao khát vinh quang để nâng cao giá trị đời sống của mình, có lương tri nghề nghiệp…Hộ đã có những phẩm chất quan trọng nhất của một nhà văn chân chính để có thể theo đuổi giấc mộng văn chương, tạo nên một sự nghiệp văn chương có giá trị.
2. Tất cả những phẩm chất đẹp đẽ của một nhà văn chân chính, những lí tưởng, khát vọng cao cả của Hộ đã bị đổ vỡ tan tành, bị hủy hoại đau đớn khi đối diện với thực tế cuộc sống.
--> Miêu tả chân thực tâm trạng Hộ trong bi kịch văn chương, Nam Cao đã gửi vào đó những trải nghiệm thấm thía của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Qua đó, tác phẩm không chỉ thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong sự thương cảm, trân trọng, tin yêu mà còn đưa ra những tuyên ngôn tiến bộ cho sáng tác văn chương và sứ mệnh người nghệ sĩ.

II. Phân tích bi kịch tình thương của nhân vật Hộ

1. Hộ vốn là người có tấm lòng nhân hậu, luôn đề cao lẽ sống tình thương
2. Nguyên tắc sống cao quí của Hộ đã bị chà đạp tàn nhẫn.

C. Kết luận
Phản ánh những bi kịch tinh thần dai dẳng, thầm lặng và đau đớn của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, Nam Cao đã đem đến cho tác phẩm của mình những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm vừa phơi bày cuộc sống cơ cực, bế tắc của con người trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng, vừa ca tụng lòng thương, tình bác ái. Con người trong tác phẩm của Nam Cao dù vật vã đau đớn nhưng luôn kiên trì tình thương và giữ vững lương tri. Chính những giày vò khổ sở và những giọt nước mắt ân hận cay đắng của Hộ đã nâng cao nhân cách cho anh và cho thấy trước sau, Hộ vẫn là con người có lương tri. Xót thương con người trong những bi kịch tinh thần đau đớn, ca tụng lòng thương, tình bác ái cũng như đề cao ý thức cá nhân của con người, đó chính là biểu hiện cụ thể nhất cho tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn Đời thừa./.

Hocmai.vn

Đăng nhận xét

 
Top