Bài giảng: Vội vàng - Xuân Diệu


A.Giới thiệu chung
1. Tác giả
Xuân Diệu được coi là nhà thơ “mới nhất trong những nhà thơ mới”. Hoài Thanh từng nhận xét:
“Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy...Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình”. Yêu cuộc sống, khao khát tận hưởng cuộc sống, luôn sợ thiếu thời gian cho tình yêu sống, đó là nét đặc sắc trong cảm hứng thơ Xuân Diệu.
- Nói đến thơ Xuân Diệu là nói đến sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại nhưng trong đó đậm nét hơn vẫn là chất hiện đại. Đó là ngòi bút đã đúc kết được cả tinh hoa của thơ phương Tây và thơ truyền thống trong tư tưởng và quan niệm thẩm mĩ.
2. Tác phẩm:
2.1. Vội vàng là một trong những bài thơ hay nhất của tập Thơ Thơ (1938), cũng là thi phẩm tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Diệu. Bài thơ vừa như một dòng cảm xúc ào ạt trào dâng,vừa như một bản tuyên ngôn mới mẻ và tích cực về lẽ sống của một nhà thơ luôn khát khao giao cảm với đời.
2.2. Bài thơ có thể chia thành ba đoạn chính như sau:
•  Từ đầu đến “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”: Niềm đắm say tha thiết với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.
•  Từ “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa” đến “Mùa chưa ngả chiều hôm”: Nỗi băn khoăn, trăn trở về sự ngắn ngủi của đời người và sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
•  Đoạn còn lại: Khát khao tận hưởng cuộc đời tươi đẹp.
2.3. Bài thơ có thể coi là một áng chính luận- trữ tình với những xúc cảm và suy ngẫm sâu sắc về triết lí sống vội vàng. Toàn bộ những cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ hướng tới giải đáp hai vấn đề lớn sau đây:
• Đoạn 1 & 2 tập trung lí giải câu hỏi: vì sao phải sống vội vàng?
• Đoạn 3 lí giải câu hỏi: sống vội vàng là sống như thế nào?

B. Tìm hiểu bài thơ
I. Phân tích 11 câu đầu : Niềm đắm say tha thiết với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế
1. Ước muốn phi lí, thiết tha của niềm yêu: 4 câu đầu
2. Nỗi lo sợ màu nhạt, hương bay ở 4 câu thơ trên đã được lí giải thật sự thuyết phục bởi niềm say đắm da diết với vẻ đẹp của bức tranh cuộc đời nơi trần thế được miêu tả thật tài hoa trong 7 câu thơ tiếp sau đó.
II. Phân tích 11 câu giữa: Xuân Diệu đã thể hiện rõ nhất quan niệm tích cực của thi nhân về thời gian và tuổi trẻ, góp phần lầm rõ thêm ý nghĩa nhan đề bài thơ, cũng có nghĩa là làm rõ triết lí nhân sinh cùng tuyên ngôn sống mới mẻ, tích cực của thi nhân.
1. Cách cảm nhận về thời gian trong mối quan hệ với tuổi trẻ
2. Những cảm nhận mới mẻ về thời gian đã dẫn tới những bâng khuâng, nuối tiếc trong không gian:
III. Phân tích 9 câu cuối: Xuân Diệu đã thể hiện rõ nhất triết lí sống mạnh mẽ, tích cực của mình qua niềm khát khao tận hưởng cuộc đời
1. Nhận xét chung về đoạn thơ
2. Bình giảng đoạn thơ
2.1. Nội dung
2.2. Nghệ thuật
2.2.1. Để thể hiện niềm khao khát vội vàng tận hưởng, để tái hiện cơn lũ cảm xúc ào ạt trào dâng, không gì hiệu quả bằng việc dùng phép lặp, phép trùng điệp.
2.2.2. Cùng với phép trùng điệp là phép tăng tiến, nó vừa tránh cho đoạn thơ cảm giác đơn điệu, vừa tạo ra một cơn lũ ngôn từ đưa những xúc cảm nồng nàn của thi nhân lên tới đỉnh điểm.
2.2.3. Giúp nhà thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc đời cùng điệu sống vội vàng, cuống quít của niềm yêu đời còn có nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ tượng trưng. Đây là cách dùng cảm nhận của giác quan này thay thế cho cảm nhận của giác quan khác, thường giúp nhà thơ hữu hình hoá, cụ thể hoá những đối tượng vô hình, trừu tượng.

Hocmai.vn

Đăng nhận xét

 
Top