Phân tích đoạn tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu


I. Mở bài
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại. Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh cách mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ tình- chính trị đậm nét. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp; Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ đã thể thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách thơ Tố Hữu.
- Đây là đoạn thơ đặc sắc nhất thể hiện sinh động và thấm thía nỗi nhớ nhung tha thiết của người ra đi với cảnh và người Việt Bắc. Trong đoạn thơ, thiên nhiên và con người Việt Bắc đã hiện lên với những sắc màu, dáng vẻ thân thuộc, đẹp đẽ và bình dị, thấm đượm tình thương nỗi nhớ của người đi.

II. Thân bài
1. Mở đầu đoạn tứ bình là hai câu chủ đề
2. 8 câu sau là bức tranh thiên và con người Việt Bắc trong nỗi nhớ của người ra đi
2.1. Bức tranh Việt Bắc giữa mùa đông
2.2. Bức tranh Việt Bắc khi mùa xuân
2.3. Bức tranh Việt Bắc mùa hè
2.4. Bức tranh Việt Bắc mùa thu

III. Kết luận
Tựa như một bộ tứ bình trong hội họa truyền thống, đoạn thơ của Tố Hữu đã làm hiện lên những bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đẹp thơ mộng trong sự hòa quyện quấn quít với con người, thấm đượm tình cảm con người. Gần như cặp câu lục bát nào cũng có ít nhất một chữ "nhớ", phép điệp quen thuộc trong ca dao đã giúp nhà thơ hiện đại thể hiện nỗi nhớ miên man, da diết và tình cảm thuỷ chung son sắt của người về xuôi với mảnh đất và con người Việt Bắc. Những sắc điệu miên man của nỗi nhớ đã đem lại cho đoạn tứ bình chất tình ca ngọt ngào say đắm, cũng làm tăng thêm cảm hứng lãng mạn cho cả khúc ca ân tình Việt Bắc.

Hocmai.vn

Đăng nhận xét

 
Top