TAM ĐẠI CON GÀ, NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG
HAI MÀY
A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
- Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng
phó của nhân vật Thầy đồ trong truyện “Tam đại con gà”.
- Thấy được cái hay trong nghệ thuật
“Nhân vật tự bộc lộ” trong truyện này.
- Thấy được thái độ của nhân dân đối với bản chất tham
nhũng của quan lại ở địa phương. Đồng thời thấy được tình cảnh bi hài của người
lao động khi lâm vào tình trạng kiện tụng ở nông thôn Việt Nam ngày xưa trong truyện “Nhưng nó
phải bằng hai mày”.
B. Phương tiện thực
hiện.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và
bản thiết kế.
C. Phương pháp dạy
học.
- Dạy học theo hướng tích hợp phương pháp đọc sáng
tạo, phân tích, thuyết giảng.
D. Tiến trình lên
lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
4. Bài mới.
Hoạt động của GV (1)
|
Hoạt động của HS (2)
|
Nội dung cần đạt (3)
|
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
Gọi HS đọc tiểu dẫn.
Nhắc lại khái niệm truyện cười.
|
2. HS tìm hiểu chung.
Học sinh đọc tiểu dẫn và rút
ra kết luận.
HS nhắc lại khái niệm
truyện cười.
|
I. Giới thiệu chung.
1. Khái niệm truyện cười.
- Trong Từ điển tiếng Việt
2000 (Hoàng Phê chủ biên), Truyện cười được định nghĩa “Chuyện kể
dân gian dùng hình thức gây cười để giải trí, hoặc để phê phán nhẹ nhàng”.
2. Nội dung của truyên cười.
- Phản ánh nhiều vấn đề của cuộc sống.
3. Nghệ thuật gây cười.
- Dùng các yếu tố đối lập, mâu thuẫn.
- Chơi chữ.
- Nhân vật tự bộc lộ.
4. Phân loại truyện
cười.
- Truyện
khôi hài
- Truyện trào phúng.
Truyện
“Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải
bằng hai mày” thuộc loại truyện trào phúng.
|
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
Gọi HS đọc văn bản.
Xác định nhân vật và cái bị cười trong
truyện.
Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân
vật Thầy đồ.
Thầy đồ đã giải quyết những tình huống đó
ra sao?
Tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ
thuật gì dể tạo nên tiếng cười?
Tiếng cười trong truyện có ý nghĩa gì?
Gọi HS đọc văn bản “Nhưng nó phải bằng hai
mày”.
Xác định nhân vật và cái bị cười trong
truyện.
Phân tích những nghịch lí của Lí Trưiởng?
Tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ
thuật gì dể tạo nên tiếng cười?
Tiếng cười trong truyện có ý nghĩa gì?
|
2. HS đọc hiểu văn bản.
HS đọc văn bản “Tam đại
con gà”.
HS xác định nhân vật và
cái bị cười.
Học sinh thảo luận, rút
ra những tình huống gây cười.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS đọc văn bản.
HS xác định nhân vật và
cái bị cười.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
|
II. Đọc hiểu văn bản.
A. Truyện: Tam đại con gà.
1. Đọc.
2. Phân tích.
a. Nhân vật
Thầy đồ.
- Kiến thức của Thầy đồ.
+ Dốt, ít hiểu biết.
+ Hay nói chữ, thích khoe khoan.
Khi dạy học Thầy đồ đã gặp tình huống khó xử:
+ Dạy đến chữ “Kê”, thấy mặt chữ
nhiều nét rắc rối, thầy không biết chữ gì.
+ Học trò hỏi gấp.
- Cách giấu dốt của Thầy
đồ.
+ Nói liều (Giảng giải không có cơ sở khoa
học).
+ Bảo học trò đọc nhỏ.
+ Xin đài âm dương.
+ Nói gỡ “Dạy cho cháu biết đến tận tam
đại con gà”.
- Lập luận, lí lẽ của
thầy nghe có vẻ hợp lí nhưng nội dung bản chất của vấn đề lại không đúng,
trái với quy luật tự nhiên.
Ê Dạy không truyền đạt được kiến thức, học không thu nhận được kiến
thức. Cả người dạy và người học đều không có kiến thức.
b. Nghệ thuật gây
cười.
- Tiếng
cười được tạo nên bởi sự mâu thuẫn của nhân vật.
- Nhân vật tự bộc lộ.
Ê Tạo nên tiếng cười.
c. Ý nghĩa tiếng
cười.
- Cái đáng cười trong truyện không phải
là cái dốt, cái đáng cười chính là thái độ giấu dốt của anh học trò, truyện phê
phán sự giấu dốt của anh học trò.
-
Cần phải có tinh thần học tập một cách nghiêm túc thì mới tiến bộ được.
B. Truyện: Nhưng nó phải bằng hai mày.
1. Đọc.
2. Phân tích.
a.
Nhân vật Lý trưởng.
- Là người đứng đầu một làng.
- Khi xử kiện mang đến sự công bằng cho mọi người.
- Nghịch lí của Lí trưởng:
+ Nổi tiếng xử kiện giỏi nhưng khi xử
kiện lại không căn cứ vào chứng cứ để luận tội.
+ Nhận tiền hối lộ của cả nguyên đơn và bị đơn.
+ Cách xử: Cải đánh Ngô đau hơn,
phạt chục roi.
Ê Lí trưởng không mang lại sự công bằng cho mọi
người. Lí trưởng là người không có tài, không có đức. Lí trưởng là viên quan
tham nhũng đáng bị phê phán.
b.
Cải và Ngô.
-
Họ là những người nông dân có cuộc sống cơ cực, nghèo khổ.
- Do quan hệ không tốt, họ tự làm cho
cuộc sống của mình khổ hơn.
Ê Cải và Ngô là những người đáng bị chê trách.
c. Nghệ thuật
gây cười.
-
Kết hợp lời nói với cử chỉ.
- Nghệ thuật chơi chữ:
- Mâu thuẫn: Giữa nội dung và hình thức.
Ê Tạo ra tiếng cười.
d. Ý
nghĩa tiếng cười:
- Tiếng cười trong truyện là tiếng cười phê
phán, đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng.
- Chê
trách, cảnh tỉnh người nghèo khổ.
|
5.Củng cố.
6. Dặn dò.
- Soạn bài “Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa”.
7. Rút kinh nghiệm.
Đăng nhận xét