Bài giảng: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
A. Khái quát
1. Tác giả:
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với những đóng góp xuất sắc trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật độc đáo trong đó nổi bật nét tài hoa- uyên bác, ông chủ yếu khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
2. Tác phẩm
2.1. Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời
(1940).
2.2.Tình huống truyện
B. Tìm hiểu tác phẩm
I. Phân tích hình ảnh nhân vật quản ngục
Có thể nhận ra vẻ đẹp của nhân vật quản ngục qua diễn biến tâm tư cũng như cách ứng xử của quản ngục trong cuộc kì ngộ với Huấn Cao.
1. Khi nghe tin Huấn Cao sắp đến trong đoàn tử tù.
2. Con người quản ngục đã hiện rõ hơn ở tâm tư, dáng vẻ của ông trong đêm đợi tù.
3. Nhân cách của quản ngục mỗi lúc một hiện rõ trong cảnh đón Huấn Cao sáng hôm sau.
4. Suốt nửa tháng trời quản ngục ở nhà lao, quản ngục chân thành, cung kính biệt đãi Huấn Cao.
5. Khi được tin ông Huấn phải vào kinh chịu án tử hình.
6. Trong cảnh xin chữ.
II. Phân tích hình ảnh nhân vật Huấn Cao
1. Huấn Cao xuất hiện trong tác phẩm trước hết là một con người tài hoa, và trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân khắc họa vẻ đẹp của nhân vật này chủ yếu ở tài viết chữ.
2. Không chỉ tài hoa, Huấn Cao còn là con người có khí phách ngang tàng.
3. Tài hoa và khí phách khiến Huấn Cao được người đời kính phục, song có lẽ ông sẽ không thể được yêu quí ngưỡng mộ và nể trọng đến thế nếu không có một tấm lòng nhân hậu, không biết trọng nhân cách, nghĩa tình.
4. Cảnh cho chữ là cảnh tập trung rõ nét nhất các vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao về cả tài hoa, khí phách, thiên lương.
III. Phân tích cảnh cho chữ
Thân bài
Cảnh cho chữ được Nguyễn Tuân khẳng định là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Cảnh tượng phi thường ấy đã được miêu tả bằng bút pháp tương phản và cảm hứng lãng mạn nhằm tôn vinh cái Đẹp, cái Thiện. Trong không khí trang trọng, cổ kính của cảnh cho chữ, vẻ đẹp tài hoa, khí phách và thiên lương của Huấn Cao đã được tập trung miêu tả sinh động, gợi cảm và tỏa sáng rực rỡ. Quả thật, đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có bởi sự xuất hiện những yếu tố tương phản đầy ấn tượng:
1. Thứ nhất là sự tương phản trong tình huống sáng tạo nghệ thuật.
2. Tiếp nữa là sự tương phản xuất hiện trong hoàn cảnh sáng tạo nghệ thuật.
3. Sự tương phản sâu sắc nhất thể hiện trong vị thế của người tù và kẻ coi tù.
4. Sự tương phản còn xuất hiện ngay trong những quan niệm về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trước 1945, Nguyễn Tuân được coi là nhà văn có tư tưởng duy mĩ và quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật; nhưng trong thực tế sáng tác, và trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân lại thể hiện quan niệm thẩm mĩ rất tiến bộ.
C. Kết luận:
- Truyện ngắn Chữ người tử tù đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của tác giả Vang bóng một thời từ việc xây dựng hình tượng nhân vật tài hoa nghệ sĩ đến việc phát huy cao nhất bút pháp tương phản trong miêu tả, từ nghệ thuật xây dựng tình huống đến tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm, từ việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, có nhịp điệu đến việc tô đậm những tính cách phi thường, xuất chúng tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
- Ca ngợi vẻ đẹp của Huấn Cao, con người hội tụ cả tài hoa, khí phách và thiên lương, truyện ngắn vừa thể hiện quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân vừa ngầm lên án một xã hội tàn bạo không dung nạp, chấp nhận cái đẹp, người tài. Đó cũng là cách để nhà văn kín đáo bày tỏ sự bất bình với trật tự xã hội đương thời./.
Cô Trịnh Thu Tuyết
Hocmai.vn
Đăng nhận xét