Phân tích nhân vật quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù – Nguyễn Tuân


ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG MÔN NGỮ VĂN KHỐI C, D NĂM 2013

Câu 3b
Cảm nhận của Anh/ Chị về viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

ĐÁP ÁN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời say mê và tôn vinh cái đẹp, nhất là cái đẹp của tài hoa và nhân cách; phong cách nghệ thuật uyên bác, tài hoa.
- Chữ người tử tù được coi là kiệt tác của Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng một thời; viết về cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa Huấn Cao và quản ngục, mỗi nhân vật là hiện thân cho một vẻ đẹp cao quý trong cuộc đời.
2. Cảm nhận về viên quản ngục
- Về chức phận, quản ngục là một viên quan trong bộ máy cai trị của triều đình phong kiến mục nát, có nhiệm vụ cai quản và trừng phạt tù nhân, phải sống giữa môi trường nhà tù ô trọc.
- Về phẩm chất, quản ngục lại là “một tấm lòng trong thiên hạ”, hiện thân của cái Tâm:
+ Có thiên lương, có sở thích cao quý, biết “biệt nhỡn liên tài”.
+ Có nghĩa khí, có lòng hướng thiện, biết ngưỡng mộ khí phách.
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật (1,0 điểm)
- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo.
- Sử dụng bút pháp tương phản đối lập và lí tưởng hoá kiểu văn học lãng mạn; tạo được không khí cổ xưa
cho không gian, thời gian, ngôn ngữ, ...
Nhân vật quản ngục là một “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn
xô bồ”; thể hiện tư tưởng và quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân: không chỉ đề cao cái Tài mà
còn luôn tôn vinh cái Tâm của con người.

Hocmai.vn

Đăng nhận xét

 
Top