Nét đặc sắc về nghệ thuật trong chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân |
a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nghệ thuật xây dựng hai nhân vật chính vừa đối lập vừa tương đồng, tương đồng là biết quý trọng cái đẹp, khác với một số tác phẩm khác như tác phẩm “Chí Phèo” xây dựng hai nhân vật hoàn toàn đối lập như Chí Phèo với Bá Kiến. Huấn Cao và viên quản ngục vừa có quan hệ của kẻ cai trị và bị trị, là người quản tù và người tử tù, vừa có quan hệ của người sáng tạo cái đẹp với người khát vọng cái đẹp, là người có chữ đẹp và người muốn có chữ đẹp. Qua cách xây dựng đó nhà văn đã đề ra một người có nhân cách đẹp dù là người đó bị quy tội phản nghịch triều đình. Bên cạnh đề cao thì phát hiện được tấm lòng tốt trong thiên hạ đó là tấm lòng của viên quản ngục. Đó là tính nhân đạo của tác giả.
b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Tác giả miêu tả hai nhân vật chính.
Với Huấn Cao là một con người có khí phách hiên ngang cho nên từ đầu đến cuối truyện diễn biến tâm lí của nhân vật luôn luôn phù hợp với khí phách đó. Biểu hiện ở chỗ dù là trong hoàn cảnh khi mới vào tù, ở trong tù, khi sắp bị đưa ra hành hình thì Huấn Cao vẫn luôn luôn có một tâm lí không run sợ mà luôn luôn tỏ ra cứng rắn vững vàng mạnh mẽ lạ thường.
Viên quản ngục về phía cai trị là thế bề trên nhưng về phía cái đẹp lại là ở bậc thấp hơn cho nên tâm lí của viên quản ngục luôn rụt rè nhẫn nhịn trước Huấn Cao trước cái đẹp. Phù hợp với cái hoàn cảnh đó thì tâm lí viên quản ngục luôn thể hiện sự rụt rè, lo sợ e ngại trước việc Huấn Cao có cho chữ hay không, những biểu hiện tâm lí như khép nép lễ phép rồi khúm núm rồi cảm động bái lạy đã thể hiện rất đúng tâm lí của viên quản ngục trong hoàn cảnh đó.
c. Nghệ thuật kết cấu tổ chức sắp xếp tác phẩm: Kết cấu tuy đơn giản theo một trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại, tuy vậy nhưng đã có tác dụng làm rõ được từng bước phát triển rất cụ thể của tâm lí nhân vật, hoạt động nhân vật. Một trong những nét đặc sắc về kết cấu là đặt hai hệ thống nhân vật đối lập trong một mối tương đồng nhờ thế đã làm cho tính hấp dẫn của tác phẩm được nâng cao.
d. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ tác phẩm: Tác giả đã sử dụng một hệ thống ngôn ngữ truyền thống, ngôn ngữ của một thời đã qua, nó có tác dụng tái hiện được không gian thời gian mà nhân vật xuất hiện.
e. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh của tác phẩm: Tác giả luôn luôn xây dựng hình ảnh đối lập: Viên quản ngục gặp Huấn Cao, hình ảnh cho chữ. Cách xây dựng hình ảnh có tính khắc chạm tính khái quát như khi Huấn Cao cho chữ thì thầy thơ lại và viên quản ngục khúm núm run run.
Hocmai.vn
Đăng nhận xét