Bài giảng: Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng


A. Khái quát

1. Tác giả ( 1912-1939)
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn có tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo, là cây bút văn xuôi có sức sáng tạo dồi dào trong giai đoạn văn học 1930-1945. Bằng sự nghiệp sáng tác phong phú về thể loại, đồ sộ về khối lượng các tác phẩm và đặc sắc về bút pháp nghệ thuật, Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Vũ Trọng Phụng viết nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở phóng sự và tiểu thuyết, ông được coi là ông vua phóng sự đất Bắc, có những tiểu thuyết được coi là kiệt tác.

2. Tác phẩm
- Tiểu thuyết Số đỏ (1936): được coi là kiệt tác trào phúng của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Thông qua hình tượng Xuân Tóc Đỏ, một tên lưu manh vô học nhanh chóng leo lên tột đỉnh vinh quang, tác phẩm đã phơi bày sự thối nát của xã hội tư sản thành thị Việt Nam đầ u thế kỉ XX khi đua đòi theo lối sống văn minh lố lăng, đồi bại, chà đạp lên đạo đức, phong hóa truyền thống, hủy hoại nhân cách con người.
- Đoạn trích thuộc chương XV của Số Đỏ, với nhan đề: Hạnh phúc của một tang gia- Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu. Thông qua mâu thuẫn trào phúng và những chân dung biếm họa của một đám ma gương mẫu, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ, sâu sắc bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị Việt Nam trước 1945.

B. Tìm hiểu đoạn trích:

Phân tích nghệ thuật trào phúng đặc sắc trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
1. Khái quát chung về nghệ thuật trào phúng
2. Phân tích cụ thể
2.1. Xây dựng một tình huống trào phúng đặc sắc
2.1.1. Mâu thuẫn trào phúng xuất hiện ngay trong một tiêu đề của chương XV: Hạnh phúc của một tang gia!
2.1.2. Sau tiêu đề, mâu thuẫn trào phúng đã được nhà văn miêu tả cụ thể, sinh động, sắc sảo trong diễn biến đám tang.
2.1.3. Mâu thuẫn trào phúng còn được thể hiện trong những trạng thái tâm lí tương phản trước và sau khi phát phục.
1.2.4. Yếu tố gây cười chua xót nhất chính là mâu thuẫn giữa cái Thật và cái Giả, giữa hình thức và nội dung.
--> Qua việc xây dựng một tình huống bao hàm những mâu thuẫn trào phúng đặc sắc, Vũ Trọng Phụng đã cho thấy toàn bộ đám tang là một trò bịp lớn, luân thường đạo lí đã bị hủy hoại trong cả chiều sâu của gia đình và bề rộng của những mối quan hệ xã hội.
2.2. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng còn được thể hiện trong cá thủ pháp trào phúng đặc sắc khác.
- Thủ pháp phóng đại.
- Giọng văn châm biếm được tạo ra bằng những lời nhận xét, bình luận hài hước, những cách nói ngược thâm thúy
- Thái độ châm biếm đặc biệt thể hiện trong những lời miêu tả, liệt kê tỉ mỉ, chính xác, những lời trần thuật có vẻ rất khách quan, nhưng không giấu được sự mỉa mai tới cay độc.
- Thái độ châm biếm còn hiện ra trong những so sánh ví von hài hước.
2.3. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đặc biệt được thể hiện trong việc xây dựng những chân dung biếm họa đặc sắc.
2.3.1. Cố Hồng
2.3.2. Văn Minh chồng:
2.3.3. Ông Phán mọc sừng.

3. Kết luận
Bằng những thủ pháp trào phúng sắc sảo, bằng thái độ châm biếm đả kích thể hiện trong từng bức chân dung, từg câu đối thoại, từng lời trần thuật nhiều khi có giá trị như những câu bình luận đích đáng, cay độc, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt thói háo danh, hám lợi, thói hợm hĩnh, rởm đời, vô nghĩa lí, bao trùm lên là thói đạo đức giả của một xã hội tư sản thành thị Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Cô Trịnh Thu Tuyết
Hocmai.vn

Đăng nhận xét

 
Top