Bài giảng: Tây Tiến - Quang Dũng


A.Khái quát
1. Tác giả: Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn...nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn.
2. Tác phẩm:
2.1.Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung nét đặc sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến cũng là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
2.2.Hoàn cảnh sáng tác:
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của trung đoàn là miền rừng núi rộng lớn và hiểm trở của biên giới Việt Lào, gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và Sầm Nưa. Sau một thời gian hoạt động ở Lào, đoàn quân Tây Tiến trở về Hòa Bình, thành lập trung đoàn 52.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội nên tâm hồn mang đậm nét hào hoa, lãng mạn. Bài thơ được viết trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, đời sống bộ đội gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt đơn vị Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm với tinh thần “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.
- Năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng trong trung đoàn Tây Tiến, tới cuối 1948, ông được lệnh chuyển sang đơn vị khác. Một thời gian sau, khi đang ở Phù Lưu Chanh, một làng thuộc tỉnh Hà Đông, nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Năm 1957, khi in lại trong tập Mây đầu ô, tác giả đổi nhan đề bài thơ thành Tây Tiến.
Hoàn cảnh sáng tác ấy cho thấy rõ hơn nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đơn vị cũ và mảnh đất miền Tây đầy kỉ niệm. Nỗi nhớ trở thành cảm xúc trữ tình xuyên suốt bài thơ. Hoàn cảnh sáng tác cũng đồng thời giúp người đọc hiểu rõ hơn vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của chiến sĩ Tây Tiến, hiểu được nguyên nhân của bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, những yếu tố làm nên chất bi tráng rất đặc biệt cho bài thơ.
B. Tìm hiểu tác phẩm
Đề 1: Phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
I.Mở bài
- Nhận xét chung về tác giả và tác phẩm: Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn...nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, tinh tế và lãng mạn. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung nét đặc sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến cũng là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Cả bài thơ là nỗi nhớ tha thiết của Quang Dũng hướng về những kí niệm không thể nào quên với miền Tây và trung đoàn Tây Tiến. Trong 14 câu đầu, nỗi nhớ ấy chủ yếu hướng về những kỉ niệm với thiên nhiên và con người trên chặng đường hành quân gian nan vất vả của đoàn quân Tây Tiến qua vùng rừng núi miền Tây. Thông qua đó, Quang Dũng đã khắc họa vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của chiến sĩ Tây Tiến.
II.Thân bài
1. Hai câu thơ đầu: cảm hứng chủ đạo- khúc dạo đầu của nỗi nhớ nhung, câu thơ đầu đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, cũng là của cả bài thơ, đó là nỗi
nhớ tha thiết của người cựu chiến binh Tây Tiến hướng về miền Tây, trung đoàn Tây Tiến và những năm
tháng quá khứ không thể nào quên.
2. 12 câu tiếp:
2.1. Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây: Thông qua những nét vẽ tài hoa vừa chân thực vừa thấm đẫm chất lãng mạn, Quang Dũng đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiên miền Tây heo hút, hiểm trở nhưng cũng hùng vĩ thơ mộng và xiết bao kì thú.
a. Nét đặc sắc đầu tiên của thiên nhiên miền Tây trong kí ức Quang Dũng chính là màn sương rừng mờ ảo.
b. Nhớ đến miền Tây, không thể nào quên sự hiểm trở và hùng vĩ vô cùng của dốc núi.
Trong 3 câu thơ đặc biệt giàu chất tạo hình và biểu cảm, dốc núi miền Tây được miêu tả hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhưng đều được khắc họa đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú.
c. Sau những câu thơ hun hút, nhọc nhằn miêu tả dốc núi, câu thơ tiếp theo miêu tả rừng núi miền
Tây trong biển mưa
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
d. Núi rừng miền Tây được miêu tả trong những nét vẽ đầy ấn tượng:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người, 
Qua bức tranh thiên nhiên đặt trong sự trải nghiệm của chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân, có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn những người lính Tây Tiến: họ lạc quan, mạnh mẽ coi thường mọi gian truân vất vả, những thử thách của thiên nhiên chỉ càng làm rõ hơn ý chí, sức mạnh, tâm hồn trẻ trung và tư chất nghệ sĩ của họ.
2.2.Kí ức về người lính Tây Tiếntrên đường hành quân
- Trước hết là một kí ức sâu đậm của Quang Dũng về hình ảnh một người chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
- Con đường hành quân của chiến sĩ Tây Tiến không chỉ có gian truân vất vả mà còn có cả những kỉ niệm ngọt ngào, thắm thiết ân tình. Miền Tây không chỉ có núi cao, rừng sâu..., miền Tây còn có
những bản làng nên thơ với khói lam chiều ấm áp quyện bên sườn núi, có hương thơm quyến rũ của xôi
nếp nương, nhất là có những sơn nữ tình tứ và xinh đẹp:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
III.Kết luận
Với sự kết hợp uyển chuyển giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, giữa chất họa và chất
nhạc, 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiếncủa Quang Dũng đã tái hiện sinh động và gợi cảm về vùng
đất miền Tây hiểm trở, khắc nghiệt mà thơ mộng kì thú gắn liền với chặng đường hành quân của trung
đoàn Tây Tiến. Qua những kỉ niệm hiện lên trong nỗi nhớ da diết về quá khứ, Quang Dũng đã khắc họa
chân thực bức chân dung của những người lính Tây Tiến kiêu dũng và hào hoa, góp phần thể hiện cảm
hứng chủ đạo của bài thơ.

Hocmai.vn

Đăng nhận xét

 
Top