Bài giảng: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh


1. Hoàn cảnh sáng tác
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
- Âm mưu tái chiếm Đông Dương của thực dân Pháp.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng
trường Ba Đình.
- Đối tượng và mục đích hướng tới của bản Tuyên ngôn Độc lập.
2. Nội dung chủ yếu của Tuyên ngôn Độc lập
- Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- Lên án, tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương.
- Khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam để giữ vững quyền tự do độc lập.
3. Giá trị lịch sử và giá trị văn học của Tuyên ngôn Độc lập
3.1. Giá trị lịch sử:
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần 100 năm của dân tộc ta để có thể có được quyền thiêng liêng và chính đáng ấy.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng cho dân tộc Việt Nam trên toàn thế giới, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.
3.2. Giá trị văn học
- Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương yêu nước lớn của thời đại cách mạng, nêu cao truyền
thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.
- Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực.
4. Nghệ thuật văn chính luận: kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, kết hợp tư duy logic và tư duy
hình tượng.
4.1. Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập
4.1.1.Trình tự lập luận: trích dẫn những lời bất hủ về quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ để từ cơ sở đó, tác giả suy rộng ra quyền dân tộc. Tiếp theo là lời trích dẫn từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp 1791 để chốt lại bằng một khẳng định: "đó là lẽ phải không ai có thể chối cãi được".
4.1.2. Hiệu quả lập luận của những lời trích dẫn
- Tạo một vị thế ngang hàng.
- Làm sáng tỏ tính chất hợp qui luật của cách mạng Việt Nam.
- Tạo cơ sở pháp lí vững vàng, mang tầm vóc quốc tế cho lời tuyên bố độc lập của Việt Nam trong Tuyên ngôn Độc lập.
- Việc trích dẫn cũng thể hiện một nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa sắc sảo, kiên quyết của người viết.
4.1.3. Hiệu quả của những lời luận bàn, mở rộng, nâng cao
- Đóng góp lớn về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt lí luận đối với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, một trong ba dòng thác cách mạng sẽ phát triển mạnh mẽ vào nửa sau thế kỉ XX.
4.2. Phân tích nghệ thuật lập luận sắc bén của tác giả Hồ Chí Minh trong phần 2 của bản Tuyên ngôn Độc lập nhằm bác bỏ luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp, khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
1. Luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp
2. Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập có thể coi như một cuộc tranh luận ngầm nhằm bác bỏ hoàn toàn luận điệu xảo trá của thực dân Pháp.
- Phủ định thực dân ở Việt Nam.
- Phủ định công khai hóa Việt Nam của thực dân Pháp.
- Phủ định công bảo hộ Việt Nam của thực dân Pháp.
- Phủ định luận điệu kẻ cướp cho rằng Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
- Phủ định vai trò Đồng Minh của thực dân Pháp.
- Bản Tuyên ngôn cũng lên án tội ác dã man và tư cách đê tiện của thực dân Pháp.
=> Tất cả những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng hùng hồn trên đã bác bỏ luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp và đưa đến một kết luận không ai có thể phủ nhận được: "nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập, và thực sự đã thành một nước tự do, độc lập".

Hocmai.vn

Đăng nhận xét

 
Top