I. Tìm hiểu chung:
1. Vị trí đoạn trích: Câu 723 – 756, thuộc phần II (gia biến và lưu lạc) của “Truyện Kiều”.
Vị trí đặc biệt: mở đầu tấm bi kịch 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều – góp phần thể hiện sâu sắc bi kịch tình yêu tan vỡ và cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du, tài năng phân tích tâm lý nhân vật của Nguyễn Du.
2. Bố cục đoạn trích: 2 phần.
- 12 câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân.
- 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò thêm em.
- 8 câu cuối: Kiều đau đớn thảm thiết, đến ngất đi.
II. Đọc hiểu văn bản:
a. Đoạn 1: Kiều tìm cch thuyết phục, trao duyn cho Thuý Vn.
- Hai câu đầu:
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
-''Cậy'': nhờ vả, trông mong tin tưởng, gửi gắm niềm hi vọng thiết tha;
-''Chịu lời'': cầu em hy lắng nghe mình, chấp nhận, chịu thiệt thòi;
-''Lạy'': trang nghiêm, hệ trọng
- “Thưa” : kính cẩn, trang trọng
Không khí trao duyên trang trọng, thiêng liêng
Kiều là người nhạy cảm, tinh tế, khôn khéo.
Cách lựa chọn từ ngữ chính xác, tinh tế của Ng.Du
Thái độ khẩn khoản, van nài.
- 6 câu tiếp theo: Kiều đã giãi bày thật nhanh, ngọn ngành niềm tâm sự trong lòng (vì hồn cảnh; vì gia đình) để thuyết phục Thuý Vân. Kiều mong em hiểu và hi vọng Thuý Vân chung vai gánh vác.
+ Ngôn ngữ Nguyễn Du có sự kết hợp hài hòa giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian.
+ Sử dụng các điển tích ''keo loan'',''tơ duyên'' đi với các thành ngữ ''tình máu mủ'',''lời non nước'', ''thịt nát xương mịn'', ”ngậm cười chín suối…”
- Tâm trạng Kiều:
+ Biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản, sung sướng vì nỗi niềm được giải quyết
+ Mu thuẫn bi kịch thực sự trong lòng kiều đến đây lại bùng lên mãnh liệt.
b. Đoạn 2: Kiều trao kỉ vật và dặn dò.
- Trao lại cho Thuý Vân những tín vật thiêng liêng, hẹn ước Kim - Kiều:
“… Chiếc thoa với bức tờ my,
(…)
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa…”
=> Lời Kiều ở đây chứa chất bao đau đớn, giằng xé, chua chát:
“…Duyên này thì giữ vật này của chung”
- ''Của tin'' l vật làm tin giữa Kim và Kiều, trong của làm tin vô tri ấy có tâm hồn của Thuý Kiều.
Giằng co: lí trí – tình cảm, hoàn cảnh – khát vọng, thân phận – nhân cách…
Tâm trạng bối rối, hụt hẫng, mất mát, chới với khi tình yêu đã mất cuộc sống không còn ý nghĩa…
- Kiều tiên đoán cảnh tượng oan nghiệt đau đớn, xót xa: ''người mệnh bạc'' người có số phận bạc bẽo không may mắn, không thoát ra được như một định mệnh - chết oan, chết hận.
+ “Mai sau ….hiu hiu gió thì hay chi về” và khi ấy em hãy: “Rảy xin chén nước cho người thác oan”
- Kiều không thể quên được ân tình của mình. Nàng muốn trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử. => Khát vọng tình yêu và hạnh phúc không nguôi trong lòng Kiều.
=> Kiều trao kỉ vật cho em lòng Kiều thổn thức, não nề, nuối tiếc, đau xót. Tâm trạng đau đớn, vò xé, đang nói chuyện với Thuý Vân nhưng dường như nàng đang thảm thiết với nỗi đau riêng trong tâm hồn mình.
c. 8 câu cuối: lời độc thoại nội tâm của Kiều:
- Bây giờ: trâm gãy bình tan; phận bạc như vôi; hoa trôi, nước chảy lỡ làng,…
- Như từ cái chết Kiều quay về thực tại tất cả đ dở dang, đổ vỡ,…
- Kiều nhận lỗi lầm về mình, tự cho rằng mình là người phụ bạc. Đây là phẩm chất cao quý của Kiều.
- Nhịp thơ hai câu cuối: 3/3 và 2/2/2/2 như nhát cắt, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn chia lìa.
=> Tình cảnh Thuý Kiều đau khổ đến cực độ, Kiều quên hẳn người đang đối thoại một mình, nói với người yêu vắng mặt nhiều lời thống thiết nghẹn ngào. Hơn thế, Kiều vẫn sáng ngời nhân cách cao thượng, vị tha, hi sinh cao quý.
III-Tổng kết
1. Nội dung
- Tác phẩm viết lên bằng khả năng thông cảm sâu sắc của người nghệ sĩ khi hoá thân thành người trong cuộc để nói lên những tâm tư sâu kín, uẩn khuất nhất trong cõi lòng .
- Đoạn thơ bi thương nhưng không hề đen tối bởi cái bi thương toát ra phẩm chất cao đẹp của con người, vang lên lời tố cáo tội ác xã hội bất công đã chồng chất khổ đau lên một kiếp người
2. Nghệ thuật
- Miêu tả, phân tích tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn chân thực, tinh tế, ngôn ngữ biến hố linh hoạt .
- Sử dụng nhiều thành ngữ quen thuộc tạo nên tâm trạng đầy kịch tính .
Đăng nhận xét