1/. Cuộc đời: 3 giai đoạn
a. Thời thơ ấu: sống sung túc trong gia đình đại quý tộc.
- có hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa và thân phận đau khổ của ca nhi, kĩ nữ.
b. Thời thanh niên: 
- 1783: thi Hương đỗ Tam trường và nhận chức quan nhỏ ở Thái Nguyên.
- Lâm vào cảnh khốn khó: ở nhờ quê vợ->khi vợ mất->về quê cha Hà Tĩnh trong nghèo khó.
 thấu hiểu cảnh nghèo khó của nhân dân và lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ.
c. Thời trung niên và tuổi già:  
+ Làm quan bất đắc dĩ cho triều Nguyễn.
+ Năm 1813, được cử đi sứ Trung Quốc.
+ Năm 1820, được cử đi sứ lần 2, nhưng chưa kịp đi thì mất.
 dấu ấn in đậm trong thơ văn.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sáng tác:
a. Quê hương, gia đình:
- Quê cha: Hà Tĩnh, núi Hồng sông Lam hào kiệt.
- Sống phiêu bạt nhiều năm ở quê vợ: đồng lúa Thái Bình.
 Sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhiều người học rộng, đỗ cao.
         “Bao giờ ngàn hống hết cây,
Sông Rum hết nước họ này hết quan.”
=>Tiếp nhận truyền thống của nhiều vùng quê của gia đình, tạo nguồn tư liệu phong phú cho sáng tác.
b. Thời đại xã hội:
Thời đại bão táp của lịch sử, chiến tranh dai dẳng, xã hội điêu đứng, số phận con người bị chà đạp ->  tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm và sáng tác.
C. Bản thân:      
Con người bất đắc chí, cuộc đời gió bụi, phiêu bạt loạn lạc, một trái tim nghệ sĩ bẩm sinh và thiên tài.

II. Sự nghiệp văn học:
1/.Các sáng tác chính:
* Chữ Hán:
- Thanh hiên thi tập (78 bài)
 Nam trung tạp ngâm (40 bài)
- Bắc hành tạp lục (113 bài)
* Chữ Nôm:
- Truyện Kiều
Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)
……

2/. Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật: (Xem SGK trang 94, 95)

III. Tác phẩm Truyện Kiều:
1. Nguồn gốc:
Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác văn chương bất hủ - Truyện Kiều.
2. Sự sáng tạo của Nguyễn Du:
a/. Nội dung: nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gấm những cảm xúc về nhân sinh của nhà thơ trước “những điều trông thấy”.
b/. Nghệ thuật: lược bỏ một số tình tiết, bằng thể lục bát và ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác tác giả tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.
3. Sự sáng tạo của Nguyễn Du:
 Thanh Tâm Tài Nhân chuyển sang nói về Kim Trọng theo lối thông báo trực tiếp: “Nói về Kim Trọng, sau khi tạm biệt chị em Thuý Kiều thì ngày đêm tơ tưởng, có tìm cách để mong lại được giáp mặt hai Kiều..” thì Nguyễn Du khéo léo dùng hai câu thơ: 
“ Cho hay là giống hữu tình,
Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong.
Chàng Kim từ lại thư song,
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.” 




Đăng nhận xét

 
Top