I, Giới thiệu chung.
- Hoàng Đức Lương quê ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông sống vào triều Lê.
- “Trích diễm thi tập” là bộ sưu tầm thơ từ thời Trần đến thời Lê, do Hoàng Đức Lương sưu tầm và tuyển chọn, lời tựa cũng do Hoàng Đức Lương viết để trình bày lý do, quá trình hình thành của tập sách.
II, Đọc hiểu văn bản.
1, Đọc văn bản.
2, Phân tích.
a, Những nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền ở đời.
- Lý do thứ nhất: Vì thơ hay nên ít người am hiểu. Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thi ca. - Lý do thứ hai: Do con người quá bận rộn. Người có học thì bận rộn chốn quan trường hoặc lận đận trong khoa cử, ít để ý đến thơ ca.
- Lý do thứ ba: Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và sự kiên trì.
- Lý do thứ tư: Chưa có lệnh vua. Triều đình chưa quan tâm.
Ngoài bốn lý do thuộc về chủ quan, tác giả còn nêu lý do thuộc về khách quan.
- Lý do thứ năm: Do sự hủy hoai của thời gian và chiến tranh..
Lời văn biểu hiện nỗi xót xa của tác giả trước thực trạng đau lòng. Đó là nguyên nhân thôi thúc Hoàng Đức Lương làm sách Trích diễm thi tập.
b, Những điều thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn sách Trích diễm thi tập..
- Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách Trích diễm thi tập bởi vì “Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản”.
- Muốn cho di sản thơ văn của cha ông bị thất lạc cần phải sưu tầm để bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam (Tránh phải phụ thuộc vào thơ văn Trung Quốc).
III, Tổng kết.
1, Nội dung.
Lòng yêu nước được thể hiện ở thái độ trân trọng di sản văn hoá của cha ông.
2, Nghệ thuật.
Bài tựa lập luận chặt chẽ, chất nghị luận hoà quyện với chất trữ tình. Tác giả trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết.
Video học online
Video học online
Đăng nhận xét