PHẦN 1: Kiến thức lí thuyết
1. Phân loại.
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một
đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm
của mình. b.Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một
hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng
đồng quốc tế quan tâm.
2. Các bước làm bài nghị luận xã hội
2.1. Đối với loại đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu
nói, câu danh ngôn...
B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các
từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng
trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng
đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi
người
2.2. Đối với loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
A. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
B. Thân bài
- Ý 1: Nêu rõ hiện tượng.
- Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn
đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
- Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân. - Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của
bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp
như thế nào).
C. Kết bài: - Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học rút ra cho bản thân.
PHẦN 2 : Một số đề văn nghị luận và ôn tập
Câu 1 (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng
400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về câu nói sau: Tình thương là hạnh phúc
của con người.
Câu 2 (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng
400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định
mình.
Câu 3 (3 điểm): Sống đẹp đâu phải là những từ trống rỗng Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao
động Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi. Những vần
thơ trên của thi hào người Đức G.Bê-khe gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về
sự phấn đấu của tuổi trẻ học đường hiện nay. Hãy viết một viết một bài văn ngắn
(khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị).
Câu 4 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ)
nêu suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường và
xã hội hiện nay
Câu 5 (3 điểm): Giá trị của
con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở nỗi
gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí (Lét-xinh). Từ câu nói trên, anh (chị) suy nghĩ gì về thành
công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống
con người. Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị).
Câu 6 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ)
nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: Đường đi
khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Nguyễn Bá Học).
Câu 7 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ)
nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn : Bạn
là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi.
Câu 8 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ)
nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vô cảm trong một bộ phận thanh niên, học
sinh hiện nay.
Câu 9 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ)
nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng hút thuốc lá trong học sinh hiện nay.
Câu 10 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ)
nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vi phạm giao thông của một số học sinh
hiện nay.
Câu 11 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ)
nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng nghiện Ka-ra-ô-kê và In-tơ-nét trong
nhiều bạn trẻ hiện nay.
Câu 12. (3 điểm): Mặc dù biết là sai, song nhiều học sinh vẫn
học tủ dẫn
đến những kết quả không mong muốn trong các kì thi. Anh (chị) hãyviết một bài
văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đó.
Câu 13. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng
400 từ) bàn về lòng dũng cảm.
Câu 14. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng
400 từ) bàn về lòng tự trọng
Câu 15. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng
400 từ) bàn về sự tự tin
Câu 16. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng
400 từ) bàn về lòng nhân ái
Câu 17. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng
400 từ) bàn về tinh thần trách nhiệm.
Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết một số câu:
Câu 1
A. Mở bài -
Bắt đầu bằng một câu chuyện bạn gặp trên đường phố (hành động
không đẹp của một cô cậu thanh niên đối với người già) - Nhìn cảnh ấy tôi chợt
hỏi phải chăng các bạn ấy không biết Tình thương là hạnh
phúc của con người.
B. Thân bài
Ý 1: Thế nào là tình thương? Tình thương là tình cảm cao quý
nhất giữa con người với con người trong cuộc sống. Là sự bảo ban, chăm sóc khen
ngợi kịp thời; là sự sẻ chia động viên giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Tình
thương phải bắt đầu từ trái tim chứ không phải là sự thương hại, sự thương hại
không bắt nguồn tự sự yêu mến mà nó nảy sinh từ cái nhìn của một người có thế đứng
cao hơn.
Ý 2: (biểu hiện) + Đã là con người ai cũng muốn được yêu
thương, để được sống vui vẻ, hạnh phúc, có nghị lực để vượt qua những khó khăn
trong cuộc đời. Yêu thương sẽ giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống.
+ Không chỉ được người khác yêu thương mà còn cần phải biết
yêu thương người khác, nếu bản thân không dành tình yêu thương cho mọi người
thì cũng sẽ khó nhận được tình yêu thương lâu dài từ người khác.
+ Yêu thương và được yêu thương dường như là tất cả ý nghĩa
của cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy mình là người có ích khi đem lại niềm vui
và hạnh phúc cho mọi người.
+ Bác Hồ của chúng ta đã dành cả tình yêu thương bao la của
mình cho nhân loại, điều ấy được nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi lòng Bác vậy cứ thương
ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như
dòng sông chảy nặng phù sa
+ Chúng ta luôn nhận được tình yêu thương từ cha, mẹ, thầy
cô ngược lại chúng ta cần đáp lại tình yêu thương ấy bằng chính những lời nói lễ
phép, những hành động có ý nghĩa nhất là trong học tập
+ Tấm gương Nguyễn Hữu Ân Ý 3: phê phán những người sống thiếu
tình thương. VD : Có một bộ phận các cá nhân ngày nay đang quay lưng lại với những
người mang di chứng chất độc màu da cam
Ý 4: Tình yêu thương là tình cảm hồn nhiên, nguyên thủy nhất
của con người. Tình cảm ấy là cội nguồn cho mọi lẽ sống. Nhờ nó nhân loại vượt
qua được những định kiến xấu xa trên đời, để con người thực sự người hơn
. C. Kết bài M. Gorki nói Nơi lạnh
nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương. Đừng
bao giờ biến trái tim mình trở thành một Bắc cực thứ 2, tình yêu thương luôn có
trong mỗi con người, mỗi người cần có ý thức vun đắp và phát huy trong những tình
huống cụ thể. Tình yêu thương chỉ có giá trị trong hành động, chỉ khi ấy con
người mới thực sự hạnh phúc và xã hội, cuộc sống của mỗi cá nhân sẽ trở nên tốt
đẹp hơn.
Câu 2:
A. Mở bài:
- Vấn đề học tập và mục đích của việc học từ xưa đến nay
luôn được mọi cá nhân và xã hội đề cao, quan tâm.
- Học để làm gì? Mục đích của việc học ra sao? Xưa nay đã có
nhiều cách cắt nghĩa: Học đi đôi với hành, Học, học nữa, học mãi
- Ý kiến
do UNESCO đề xướng có ý nghĩa khái quát cao nhấn mạnh được mối quan hệ giữa học
và hành, đúc kết được nhiều quan điểm về giáo dục của nhân loại.
B. Thân bài
Ý 1: Giải thích ngắn gọn nội dung nhận đinh
- Học để biết, tức là hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại.
- Học để làm : Vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc
sống. - Học để chung sống: Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động học tập rèn luyện
của con người là để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và cho xã hội.
- Học để tự khẳng định mình: qua quá trình học tập, con người
tự hoàn thiện nhân cách, khẳng định sự tồn tại, ý nghĩa của mình trong cuộc sống,
trong lòng mọi người.
Ý 2: Phân tích mặt đúng nhận định.
- Có thế thấy rất rõ 2 vế của nhận định:
vế 1- học để biết, nhấn mạnh đến tính lí thuyết. Mỗi người cần
phải học để tiếp thu tri, lĩnh hội tri thức của nhân loại. Tri thức về khoa học
tự nhiên và tri thức về khoa học xã hội. Các tri thức này có vai trò quan trọng
cho việc hình thành nên nhân cách và trí tuệ cho con người.
Còn vế thứ 2 của nhận định: học để làm, học để chung sống, học
để tự khẳng định mình nhấn mạnh đến tính thực hành của việc học. Mỗi người cần
phải ý thức rất rõ học đi đôi với hành, phải biết vận dụng những điều mình học
để giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Mặt khác, học để chung
sống với mọi người, không chỉ học kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn là vấn
đề văn hóa, ứng xử, khả năng giao tiếp
Nếu không
học thì con người sẽ không có những tri thức tối thiểu để hòa nhập với cộng đồng.
Chẳng hạn, trong thời đại nền kinh tế tri thức, nếu không học chúng ta khó có
thế tiến kịp với các nước trên thế giới.Và đối với bản thân mỗi người, học
chính là cách để khẳng định sự tồn tại, sự có mặt của mình trong cuộc sống. -
Trong lịch sử đã có những tấm gương: Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Kí
Ý3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch Trong cuộc sống có không
ít kẻ học chỉ nhằm mục đích vinh thân, phì gia. Học chỉ là để có bằng cấp mong
có cơ hội thăng quan tiến chức, đâu biết rằng quá trình học tập là quá trình tự
hoàn thiện nhân cách của mình.
Ý 4: Quá trình học tập là con đường tích lũy kiến thức, rèn
luyện, tu dưỡng, biến tri thức nhân loại thành tri thức, vốn sống, kĩ năng sống
của mình. Mục đích của học tập không dừng lại ở tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ
xảo nghề nghiệp mà điều quan trọng hơn nữa đó là quá trình rèn luyện, tu dưỡng
phẩm chất đạo đức, lối sống. Có như vậy mới có thể chung sống tốt với mọi người,
trở thành người có ích.
C. Kết bài:- Câu nói có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực; Liên
hệ bản thân
Đăng nhận xét