Đề bài: Phân
tích thế giới Kinh Bắc trong “Bên kia sông Đuống”.
Mỗi tác phẩm
nghệ thuật đều chứa trong mình những tư tưởng, tình cảm, cái nhìn và tiếng nói
của cá nhân tác giả. Chính điều đó đã làm nên những nét đặc sắc, không thể trộn
lẫn của mỗi người. Bên cạnh đó, cũng chính bằng ngòi bút của mình, trong những
tác phẩm viết về quê hương, đất nước, các tác giả cũng đã mang đến cho người đọc
những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống bình dị nơi quê hương dưới lăng kính chủ
quan của họ. Tiêu biểu trong các tác phẩm nói về văn hóa phong tục tập quán của
địa phương, phong tục tập quán Kinh Bắc bắc Ninh tự hào khi được xuất hiện
trong thơ Hoàng Cầm với bài thơ bên kia sông Đuống. Qua bài thơ này người
đọc thấy được hết cái thế giới Kinh Bắc nơi quê hương tác giả.
Trước hết
cái thế giới Kinh Bắc ấy được thể hiện ngay chính nội dung nhan đề cũng như nội
dung tác phẩm. thế giới ấy có cảnh vật thiên nhiên, con người Bắc Ninh và những
phong tục tập quán văn hóa nơi đây.
Thứ nhất là
cảnh vật thiên nhiên nơi đây mang một vẻ đẹp giản dị nên thơ, mộc mạc mà thi vị.
đó là những bãi mía nương dâu vẫn hàng năm xanh tốt hai bên bờ sông Đuống. Đó còn là con sông Đuống hiền hòa ngày đêm lấp lánh
và khi có giặc đến nó vẫn nằm nghiêng ở đó thể hiện sự gan dạ không lùi bước của
con người nơi đây. Không những thế mà nó còn chứng kiến biết bao nhiêu nỗi đau
tủi nhục cơ cực cho nhân dân Kinh bắc và chứng kiến cả những tội ác mà lũ cướp
nước gây cho chúng ta:
“Sông
Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến
trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai xanh biếc”
Không những
thế thiên nhiên nơi đây còn hiện lên thật đau thương khi chiến tranh đến. Cái
đau thương ấy thật sự rất xót xa chính vì thế nói đến đâu tâm trạng của tác giả
cũng được lồng ghép trong đó:
“Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu”
Thế giới
Kinh bắc trong thơ bên kia sông Đuống còn
thể hiện rất rõ qua những phẩm chất của con người nơi đây.
Đăng nhận xét