I-Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), hiệu Hi Tôn.
- Quê: làng Liễu Ngạn, Song Liễu, Thuận Thành, Bắc Ninh.
- Xuất thân gia đình quyền quí
- Trong cuộc đời giữ nhiều chức quan, được phong hầu (Ôn Như Hầu) hiểu r̃õ sự hoang dâm vô độ của vua chúa và cảnh sống bi thảm của biết bao cung nữ.̃
- Sự nghiệp:
+ Ôn Như thi tập (tiền, hậu tập) chữ Hán.
+ Tây Hồ thi tập, Tứ trai thi tập chữ Nôm.
+ Cung oán ngâm khúc chữ Nôm.
2. Tác phẩm Cung oán ngâm
- Cung oán ngâm: khúc ca ai oán của người cung nữ tài hoa nhan sắc được vua yêu chuộng nhưng chẳng bao lâu bị ruồng bỏ. Ở trong cung, nàng xót thương cho số phận của mình và oán trách nhà vua phụ bạc.
- Khúc ngâm dài 356 câu, ngôn ngữ tài hoa, đài các, có nhiều ảnh hưởng đến những nhà thơ đời sau.
- Tác phẩm là một trong số rất ít những tác phẩm đề cập tới vấn đề thân phận cá nhân của con người, bảo vệ quyền được hạnh phúc của cá nhân con người trong văn học trung đại.
- Tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc
3. Đoạn trích
a) Vị trí đoạn trích
Gồm 36 câu, 209 – 244
b) Đại ý
Miêu tả rất nhiều cung bậc tâm trạng đặc biệt là nỗi sầu oán và uất ức của người cung nữ. Đồng thời hé mở khát vọng giải phóng cuộc đời tù túng của nàng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Thân phận bi thảm của người cung nữ
- Khi mới vào cung nàng rất tự hào về sắc đẹp của mình:
“ Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng ngang trời nhạn ngẩn ngơ sa
Hương trời đắm nguyệt say hoa
Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình”
- Nàng được vua yêu dấu. Nhưng khi nhan sắc không còn số phận nàng thật bị thảm:
+ Bị ruồng bỏ
+ Ngày đêm đứng tủi, ngồi sầu, khắc khoải chờ mong vô vọng.
- Nàng ý thức rõ về kẻ gây ra bi kịch của cuộc đời mình: vua bạc ác cuộc sống chăn đơn gối chiếc, cửa mốc sân rêu (Khoảnh làm chi bấy chúa xuân / Chơi cho hoa rữa nhụy dần lại thôi)
=> Đó là số phận chung của rất nhiều cung nữ trong thời Phong kiến
Đăng nhận xét