Quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người là những quyền cơ bản và không thể chối cãi. Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến thối nát và mục rỗng, những quyền cơ bản ấy, một cách không trực tiếp thì gián tiếp, luôn bị chà đạp không thương tiếc. Nội chiến xảy ra liên miên, cảnh chết choc, tang thương tràn ngập khắp nhân gian. Nỗi đau mẹ mất con, vợ mất chồng, anh chị em sinh li tử biệt luôn luôn ám ảnh khắp mọi chốn. Chính trong thời điểm này, “Chinh phụ ngâm” ra đời như một lời tuyên án đối với những cuộc chiến tranh phi nghĩa, đề cao quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã lột tả một cách chân thực những cung bậc cảm  xúc của người thiếu phụ khi phải chịu cảnh biệt li với người mình thương yêu.

Đầu đoạn trích là hình ảnh người chinh phụ xuất hiện như có như không, vừa tỉnh thức trong từng bước đi, từng động tác buông thả tấm rèm nhưng liền đó lại quên tất thảy, thờ ơ với tất thảy:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Chinh phụ xuất hiện như vừa tỉnh, lại vừa mơ, bước đi thẫn thờ, đôi tay như thả tấm rèm một cách hững hờ. Dường như mọi thứ xung quanh đều không làm cho người chinh phụ có chút mảy may để ý. Những gì mà người chinh phụ quan tâm là tin tức từ người chồng nhưng chẳng thấy đâu. “Ngồi rèm thưa” khiến cho không gian như thu hẹp lại, có phần tối tăm hơn, hình ảnh người chinh phụ càng cô đơn, bé nhỏ. Dẫu đã có ánh đèn nhưng nó vẫn không đủ để thắp sáng tâm hồn chinh phụ, chỉ khiến chinh phụ thêm cô đọc với cái bóng của chính mình:

Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Hoa đèn kia với bóng người khá thương

“Người buồn cảnh có vui đầu bao giờ” – mọi thứ xung quanh cũng như nhuốm màu tâm trạng của người chinh phụ: “gà eo óc gáy sương”, “hoè phất phơ rủ bóng”… Thời gian đằng đẵn trôi qua, sự chờ đợi tưởng chừng như đnag ngày một vô vọng:

Khắc chờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Phân tích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ".


Mòn mỏi trong sự đợi chờ khiến cho mọi sinh hoạt thường ngày cũng chinh phụ cũng trở nên “gượng”: “Hương gượng đốt”, “Gương gượng soi”, “Sắt cầm gượng gảy” mà không sao che đậy nổi một hiện thực bất như ý “hồn đà mê mải”,… Nỗi chán chường, buông xuôi bộc lộ rõ qua từng cử chỉ. Nhớ chồng da diết, nhưng người chinh hụ không thể không làm cách nào có thể gặp được vì sự cách trở là quá lớn: “non Yên”, “xa vời khôn thấu”… Quá đau buồn, người chinh phụ đau đớn, xót xa:

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Đối lập với tâm trặng lo âu, thấm thỏm đợi chờ, cảnh vật vẫn cứ đỏi thay từng ngày. Giờ đây người với thiên nhiên không thể tìm được sự đồng điệu về tâm hồn:

Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.

“Sương như búa”, “tuyết dường cưa” là những hình ảnh so sánh diễn ta sự đổi thay mạnh mẽ, mãnh liệt của thiên nhiên. Người chinh phụ đã không còn chịu đựng nổi quãng thời gian ngóng đợi tin tức từ chồng. Sự thất vọng như đổ dồn qua cái nhìn của chinh phụ, cách cảm nhận về thế giới thiên nhiên. Sự mâu thuẫn giàng xé trong tâm hồn. Ở người chinh phụ, cả niềm hi vọng và nỗi thất vọng đnag ồn tại song song cùng lúc.

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt gặp hoa, hoa thắm từng bông.

Không gian đã được mở rộng hơn. Có Hoa, có nguyệt nhưng không làm cho cảnh sắc ấm áp hơn. Ngược lại, thấy hoa và nguyệt lại càng làm cho lòng người xót xa. Có một sự so sánh ngầm giữa cành và người. Người chinh phụ thương xót cho thân phận mình mà cảm thấy lẻ loi trước cảnh nguyệt hoa đang hòa quyện, đan xen lẫn nhau:

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!


Như tiêu đề, đoạn trích đã miêu tả về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, nỗi nhớ thương, chờ đợi chồng chinh chiến phương xa. Chiến tranh phi nghĩa đã làm tan nát hạnh phúc của bao gia đình và khiến cho bao người phải đổ xương máu một cách vô nghĩa. Tác phẩm đã nói lên quyền được sống và quyền được hưởng hạnh phúc của con người. “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” thực sự đã đem lại những giá trị nhân văn cao cả và có sức ảnh hưởng lướn trong nền văn học Việt Nam.

Đăng nhận xét

 
Top